You are currently browsing the daily archive for Tháng Bảy 3, 2009.

Bước 1: Xác định điều kiện khởi kiện:

1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

Việc xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử là việc rất quan trọng, trong mỗi vụ án việc xác định thẩm quyền theo quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự 2003.

a/ Xác đinh vụ việc có thuộc một trong các loại việc quy định tại Điều 25, 27, 29, 31 BLTTDS;

b/ Xác định vụ việc đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 33, 34, 35, 36, 37 BLTTDS.

2. Xác định về thời hiệu khởi kiện:

Việc xác định thời hiệu  khởi kiện rất quan trọng, đánh giá về việc người khởi kiện còn đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật hay không. Việc xác định thời hiệu khởi kiện dựa vào thời điểm phát sinh tranh chấp để tính thời hiệu:

Tính thời hiệu đối với vụ án dân sự:

– Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày 1/1/2005;

– Nếu tranh chấp phát sinh kể từ ngày 1/1/2005 thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ thời điểm quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.

Tính thời hiệu đối với vụ việc dân sự:

– Nếu quyền yêu cầu phát sinh trước ngày 1/1/2005, thì thời hiệu yêu cầu là 1 năm kể từ ngày 1/1/2005;

– Nếu quyền yêu cầu phát sinh từ ngày 1/1/2005 thì thời hiệu yêu cầu là 1 năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

Việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu đối với vụ việc dân sự nếu pháp luật đã có quy định về thời hiệu khác với quy định tại Điều 159 BLTTDS thì áp dụng theo thời hiệu của luật chuyên ngành còn nếu không quy định thì áp dụng cách tính thời hiệu theo quy định của BLTTDS.

3. Xác định về các điều kiện khác:

Một số vụ án, vụ việc dân sự phải xác định các điều kiện khác như: Điều kiện về hào giải tại cơ sở, yêu cầu đã được giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay chưa.

* Đối với các vụ án mà theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải thông qua hòa giải tại cơ sở thì trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết phải tiến hành hòa giải và có yêu cầu hòa giai tại cơ sở.

Ví dụ:

– Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất: thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 135, 136 Luật đất đai 2003 phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tranh chấp; Đọc tiếp »

Nguồn chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ. Tòa án chỉ có thể thu thập các nguồn chứng cứ để từ đó rút ra các chứng cứ cần thiết để sử dụng vào việc tìm ra sự thật vụ án và đưa ra quyết định đúng đắn để giải quyết vụ việc dân sự đó.

 Theo quy định tại điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì nguồn chứng cứ được quy định như sau:

“Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  1. 1.     Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
  2. 2.     Các vật chứng;
  3. 3.     Lời khai của đương sự;
  4. 4.     Lời khai của người làm chứng;
  5. 5.     Kết luận giám định;
  6. 6.     Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
  7. 7.     Tập quán;
  8. Kết quả đánh giá tài sản;
  9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”

Với quy định này thì nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự chỉ được quy định trong 8 nguồn chính. Ngoài 8 nguồn chứng cứ này Tòa án không được sử dụng thêm bất cứ nguồn nào khác để thu thập làm chứng cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Tại khoản 9 điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Các nguồn khác mà pháp luật có quy định” cần được hiểu đây là một quy định dự phòng của pháp luật chứ không phải là một quy định mở để Tòa án áp dụng trong quá trình thu thập chứng cứ giải quyết vụ án. Do vậy, cho đến khi pháp luật có quy định thêm một nguồn chứng cứ nào đó thì Tòa án chỉ được phép thu thập chứng cứ theo qui định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 82 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

Tuy nhiên, không phải bất cứ tài liệu, dữ kiện nào được thu thập từ các nguồn chứng cứ cũng đều được xem là chứng cứ và được sử dụng vào việc giải quyết vụ án mà các tài liệu, dữ kiện này phải đảm bảo được các thuộc tính cơ bản của chứng cứ, đồng thời phải phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng dân sự về xác định chứng cứ.

Ví dụ: biên bản ghi lời khai của đương sự là một nguồn chứng cứ nhưng có những trường hợp toàn bộ lời khai đó là gian dối, bịa đặt thì lời khai đó không được coi là chứng cứ của vụ án.

Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định cụ thể về điều kiện xác định chứng cứ trong các nguồn chứng cứ như sau :

“1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;

2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự liên quan tới việc thu âm, thu hình đó;

3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc;

4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa;

5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định;

7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận;

8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Với quy định này của điều luật chúng ta thấy rằng : đối với loại nguồn chứng cứ là các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được khi có chứa đựng chứng cứ của vụ án; nếu là tài liệu đọc được nội dung thì phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cung cấp, xác nhận; nếu là loại tài liệu nghe được, nhìn được (như băng đĩa ghi âm, ghi hình) thì phải xuất trình được văn bản xác nhận về xuất xứ của các tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, ghi hình đó; có như vậy thì các tài liệu đó mới được coi là có giá trị và được sử dụng làm chứng cứ chứng minh trong vụ án.

Đối với loại nguồn chứng cứ là vật chứng : vật chứng được pháp luật quy định là nguồn chứng cứ vì tồn tại trong chính bản thân nó là chứng cứ của vụ án, nó chỉ chứa đựng chứng cứ chứ nó không phải là chứng cứ.

Ví dụ : A kiện B đòi bồi thường chiếc xe bị hư – ở đây chiếc xe bị hư là vật chứng còn những hư hỏng của xe là chứng cứ. Đọc tiếp »

Th.S Phạm Văn Be –  Th.S, LS Bùi Quang Nhơn

 Hình sự hoá (penalisation) là việc quy định hình phạt hay việc xác định loại hình phạt, khung hình phạt, điều kiện áp dụng hình phạt đối với loại tội phạm này hay tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự. Hình sự hoá chỉ diễn ra ở giai đoạn xây dựng pháp luật chứ không diễn ra ở giai đoạn áp dụng pháp luật. Và, theo nguyên tắc pháp chế, hiện nay Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận nguyên tắc “tương tự” pháp luật, khi đó chỉ có Quốc hội mới có quyền tiến hành hoạt động “hình sự hoá”. Quan điểm này đã trở thành quan điểm chính thống trong các tác phẩm lý luận Luật hình sự ở Việt Nam (xem Tội phạm học, Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật – Nxb Chính trị Quốc gia 1994, tr.124; Đào Trí Úc – Luật hình sự Việt Nam (quyển 1) Những vấn đề chung – Nxb Khoa học xã hội 2000, tr.85).

Tuy nhiên, trong giới báo chí cũng như nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay đã cho ra một cụm từ “hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế” với nghĩa hoàn toàn độc lập với ý nghĩa ban đầu của “hình sự hoá”. Theo đó, cụm từ “hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế” dùng để mô tả hiện tượng dùng biện pháp hình sự để giải quyết các vi phạm trong giao dịch dân sự, kinh tế chưa đến mức cấu thành tội phạm. Điều này dẫn đến hậu quả oan sai trong tố tụng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Sự xuất hiện của cụm từ “hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế” ở Việt Nam có thể được xem là một hiện tượng về ngôn ngữ bắt nguồn từ yêu cầu cấp thiết phản ánh một hiện tượng tiêu cực của nền tư pháp nước nhà. Nếu bạn là người có quan tâm đến đề tài này, bạn có thể thấy rằng “hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế” diễn ra rất đa dạng bao gồm cả trong các giao dịch nội địa lẫn các giao dịch có yếu tố nước ngoài; người có hành vi vi phạm bị “hình sự hoá” (sau đây được hiểu là  “hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế”) không chỉ là người Việt Nam mà còn có cả người nước ngoài; hành vi “hình sự hoá” của các cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ dừng lại ở việc điều tra, truy tố, xét xử mà còn cả trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự như tạm giữ, tạm giam, kê biên tài sản…

Hoạt động ngân hàng là một hoạt động đặc thù nhưng cũng được tiến hành thông qua các giao dịch “dân sự”, “kinh tế”. Vì thế, “hình sự hoá” cũng có thể xảy ra trong khi giải quyết tranh chấp về các giao dịch trong các hoạt động ngân hàng. Do đó, trong nội dung bài viết này, chúng tôi đề cập đến vấn đề ““hình sự hoá” nói chung trong đó bao gồm cả các giao dịch trong hoạt động ngân hàng.

Trước tiên, chúng ta xem một ví dụ. Đây là một vụ án trong số nhiều vụ án bị “hình sự hoá”. Đó là vụ án của Bạch Minh Sơn (Giám đốc Công ty cổ phần BAMEX) bị khởi tố, điều tra, truy tố về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” (Điều 135 Bộ luật hình sự 1985) (xem Tạp chí Kiểm sát số 1+2/1999):

Ngày 30/11/1993, ông Bạch Minh Sơn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công đoàn Ngân hàng ngoại thương Trung ương. Theo hợp đồng, Ngân hàng góp vốn để công ty ông Sơn mua nguyên vật liệu tổ chức sản xuất tấm lợp cót ép xuất khẩu, tỷ suất chia lợi nhuận là 50/50. Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng, ông Sơn đã nhận 6 tỷ đồng của Ngân hàng và dùng vào việc sản xuất. Khi thanh lý hợp đồng, ngày 30/7/1995, ông Sơn chỉ mới trả được 650 triệu và còn nợ trên 5 tỷ đồng ông Sơn không có khả năng trả nợ. Ngoài ra, năm 1989, ông Sơn còn nhận của Bảo Việt Nhân Thọ 200.000 USD tiền vốn với hình thức liên doanh để sản xuất tấm lợp, sau không có khả năn thanh toán. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán xác định tài sản của công ty của ông Sơn còn trị giá 12 tỷ đồng. Vụ việc bị phát hiện, ông Sơn bị cơ quan điều tra thành phố Hà Nội khởi tố về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” (Điều 135 Bộ luật hình sự 1985). Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử và áp dụng khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 kết luận Sơn vô tội tại bản án hình sự sơ thẩm số 165/HSST với lý do dù Sơn chưa trả được nợ nhưng tài sản của Sơn còn đủ để thanh toán nợ. Ngày 26/11/1998, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã kháng nghị bản án này. Tại phiên toà phúc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã rút toàn bộ kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và Toà phúc thẩm đình chỉ vụ án.

Thực tế cho thấy, hành vi vi phạm bị đánh giá sai bản chất pháp lý và “hình sự hoá” thường là hành vi không trả được nợ (vi phạm nghĩa vụ thanh toán làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ). Loại tội danh thường áp dụng trong khi “hình sự hoá” là tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”(Điều 135, 158 Bộ luật hình sự 1985, 140 Bộ luật hình sự hiện hành). Cá biệt cũng có trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 134, 134a, 157 Bộ luật hình sự 1985, 139 Bộ luật hình sự hiện hành) (chẳng hạn vụ án của Terry Lee – Daso, xem Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số ngày 3/10/2000). Đọc tiếp »

Chúng Tôi Là…

Tài nguyên Trong Tháng…

Liên kết Blogger khác


Blog Tôi Học Luật

Thư viện

MỖI NGÀY, TA CHỌN MỘT NIỀM VUI…

Tháng Bảy 2009
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Một Thời Đèn Sách.

Lượt truy cập

  • 22 250 người đã ghé thăm

Online

Views from 23/06/09 (VIE, US. Other)

free counters

THỜI TIẾT CÁC KHU VỰC

– Hà nội –

– Tp. Hồ Chí Minh –

Du bao thoi tiet - Thanh pho Ho Chi Minh